Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

7 Cách “Giúp” Bạn Thất Bại Trong Đời

7 Cách “Giúp” Bạn Thất Bại Trong Đời


event ra mat sach Quach Tuan Khanh
Nếu bạn biết được có những qui luật quan trọng giúp thành công thì bạn cũng hãy biết rằng, thất bại cũng có những qui luật. Và nếu bạn vận dụng các qui luật thành công để đạt tới các đỉnh cao trong đời thì bạn không nên bỏ qua việc tìm hiểu để nhận biết các qui luật thất bại nhằm tránh sa chân vào.
Điểm giống nhau giữa những người thành công và những người thất bại chính là ai cũng từng trải qua thất bại trong đời, nhưng điều khác biệt giữa họ là gì? Người thành công nhận diện và gọi tên được các thất bại để từ đó đề phòng và tránh xa chúng, còn người thất bại thì vẫn hoài thất bại vì không nhận ra được chính mình là cỗ máy tuyệt vời để qui luật thất bại liên tục vận hành trong đời mình.
Hiểu rõ vì sao mình thất bại để không bị sập bẫy là điều hết sức quan trọng trong việc giúp bạn nhanh chóng thành công hơn. Và sau đây là 7 nguyên nhân thất bại phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều gặp phải.

Nhụt Nhuệ Lòng Tin

Không tin vào bản thân, vào cuộc sống, vào những điều tốt đẹp trong đời thì chẳng cách nào bạn làm nên những kỳ tích, tạo nên những hoa trái tốt đẹp trong đời. Mọi điều kỳ diệu trong đời đều là kết quả của lòng tin.
arrow_next_right Trước khi làm bất cứ điều gì, khao khát bất cứ thành quả nào, hãy tự hỏi rằng: Tôi đã tin chưa?

Hỷ Hoan Giả Tạo

Cảm xúc của bạn là tín hiệu quan trọng để Vũ trụ khai thông dòng năng lượng tương ứng nhằm tiếp sức cho bạn. Nếu trong bạn cảm giác lo lắng, bất an, hoài nghi, hận thù… ngự trị, thì dù bên ngoài bạn có tỏ ra như thế nào đi nữa cũng chẳng có chút tác dụng nào.
Bạn không làm mọi thứ một mình, bạn có sự tương tác với cuộc sống, với Vũ trụ dù bạn muốn hay không. Mà Vũ trụ hoặc hỗ trợ bạn tiến nhanh tiến mạnh tới mục tiêu, hoặc đẩy bạn rời xa khỏi điều bạn mong muốn – tất cả phụ thuộc vào thái độ lạc quan, tích cực hay bi quan, tiêu cực của bạn.
Có sẽ được cho thêm, đó là nguyên tắc vận hành của Vũ trụ. Bạn vui, Vũ trụ sẽ gửi đến cho bạn niềm vui gấp bội; bạn bực bội, khó chịu, vùng vằng trước nghịch cảnh, bạn sẽ gặp thêm nhiều điều tệ hại gấp nhiều lần.
arrow_next_right Hãy vui vẻ, tin tưởng và hi vọng!

Bất Ái Bản Thân

Khi không biết cách tha thứ cho bản thân sau những va vấp, té ngã; khi không thấy mình xứng đáng với những điều tốt đẹp trong đời thì bạn không bao giờ có được những điều đó. Ai có thể yêu thương và đón nhận bạn khi bạn còn không thể yêu thương chính mình?
arrow_next_right Hãy nhìn vào những điểm mạnh của bản thân để phát huy, cải thiện những điểm yếu có ảnh hưởng trực tiếp lên tiến trình bạn đi tới mục tiêu, ngoài ra đừng bận tâm gì cả. Sống có mục đích tự thân đã là điều giá trị rồi chứ không hẳn phải chờ đến lúc bạn đi tới đích.

Tâm Tham Vô Độ

Khi bạn muốn quá độ những điều mà bạn chưa đủ sức nắm giữ, hay bạn tìm cách để có được những điều mà bạn chưa xứng đáng, thất bại là lẽ đương nhiên.
arrow_next_right Hãy tập trung vào việc nâng cao giá trị bản thân và sự đóng góp của mình vào cuộc sống thay vì bạn cứ nhắm vào kết quả mình muốn đạt được. Bạn cứ yên tâm là không có sự cho đi nào là vô nghĩa nếu đó là những điều giá trị.

Tâm Tri Bất Hành

Kỹ thuật hình dung giúp bạn tiếp cận với những hình ảnh thành công và thu hút thành công về phía mình gần hơn. Nhưng đừng quên rằng, chỉ có hành động mới tạo ra kết quả. Tất cả những bài tập về rèn luyện tâm trí, cài đặt lại tiềm thức, vận dụng kỹ thuật hình dung… đều chỉ nhằm giúp cho bộ não của bạn vào tư thế sẵn sàng ở vạch xuất phát. Chính hành động mới giúp bạn lao đi trên đường đua về đích.
arrow_next_right Hãy bắt tay vào hành động ngay!

Buông Cương Cảm Xúc

Cảm xúc làm cho động cơ và hành động của bạn mạ nh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nhưng nếu đó là cảm xúc tiêu cực thì bạn có nguy cơ bị đá văng ra khỏi hành trình đạt tới ước mơ hay mục tiêu của mình.
arrow_next_right Hãy học cách quan sát cảm xúc và “bỏ đói” những cảm xúc tiêu cực bằng cách tập buông bỏ và thư giãn, để chúng không còn sức mạnh tác động lên bạn nữa.

Mục Tiêu Phi Thực

Bạn hoàn toàn có thể mơ ước cao xa tới tận trời xanh, nhưng hãy biết rằng, hành trình của bạn phải đi qua từng bước, từng bước một. Đừng vội đặt những mục tiêu quá khổng lồ nếu bạn muốn có được một kết quả nào đó trong thời gian ngắn.
arrow_next_right Hãy dành đủ thời gian để bạn kịp thay đổi nhận thức, thói quen và rèn luyện kỹ năng nhằm đáp ứng được mục tiêu bạn đặt ra.
Đó là những nguyên nhân thất bại rất phổ biến khiến cho nhiều người nỗ lực làm việc này việc kia nhưng vẫn không đạt được điều họ mong muốn. Điểm qua thì trông có vẻ mọi thứ tưởng chừng đơn giản và không có gì quan trọng nhưng đó lại chính là những thứ vô hình cản trở bạn trên hành trình vươn đến thành công vô cùng mạnh mẽ.
Trong chương trình 7 Cách “Giúp” Bạn Thất Bại Trong Đời (và cách để Vượt Qua), bạn sẽ được nghe chia sẻ những câu chuyện thật từ trải nghiệm của diễn giả Quách Tuấn Khanh để làm sáng rõ những nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều thất bại trong đời, từ đó, bạn sẽ điểm mặt, gọi tên và rồi biết cách loại bỏ chúng ra khỏi đời mình như thế nào để thẳng tiến đến thành công.

Các Hoạt Động Khác Trong Chương Trình

Đây cũng là sự kiện ra mắt chính thức bộ sách 5 cuốn của diễn giả Quách Tuấn Khanh, trong đó có một cuốn viết về Luật Hấp Dẫn – một qui luật thành công vang dội trên thế giới – và cách anh đã vận dụng qui luật này thế nào để sống với ước mơ và gặt hái những thành tựu trong đời mình. Một Sự kiện tuyệt vời để bạn khám phá những bí mật chưa từng được chia sẻ từ diễn giả Quách Tuấn Khanh. Các hoạt động khác trong sự kiện đặc biệt này:
  • Mua sách giảm giá 20%
  • Giao lưu với diễn giả Quách Tuấn Khanh về Luật Hấp Dẫn
  • Diễn giả Quách Tuấn Khanh ký tặng và chụp hình với độc giả
  • Bốc thăm trúng thưởng học bổng trị giá 5 triệu đồng và 5 bộ sách

QUÀ TẶNG

30 Bài ReView Sách trị giá 300.000 VNĐ

Hiện nay, hàng tháng, chỉ riêng tại Việt Nam, các nhà xuất bản cho ra đời gần một nghìn đầu sách mới. Làm sao có thể chọn đúng và đọc hết tất cả những tựa sách hay, phù hợp? 30 bài đánh giá, phân tích 30 cuốn sách do Quách Tuấn Khanh chọn lọc sẽ giúp bạn.
review-sach-chon-loc
  • 4 NỖI ÁM ẢNH CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TÀI BA
  • 5 ĐIỀU CÁM DỖ GIÁM ĐỐC
  • 7 NGUYÊN TẮC BẤT BIẾN ĐỂ XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP NHỎ
  • LỜI TỪ CHỐI HOÀN HẢO
  • 21 PHẨM CHẤT VÀNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
  • 100 QUY LUẬT BẤT BIẾN ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH
  • SỰ KỲ DIỆU CỦA TƯ DUY LỚN
  • BẢY QUY LUẬT TINH THẦN CỦA THÀNH CÔNG
  • BÍ QUYẾT LÀM GIÀU
  • BÍ QUYẾT TƯ DUY CỦA NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ
  • CÁI ĐUÔI DÀI
  • CHO ĐI LÀ CÒN MÃI
  • CHUYỆN CON MÈO DẠY HẢI ÂU BAY
  • CUỘC CHIẾN SỰ NGHIỆP
  • TRƯỚC TIÊN, HÃY PHÁ BỎ HẾT NHỮNG LỀ THÓI TƯ DUY THÔNG THƯỜNG
  • ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA THÁI ĐỘ SỐNG
  • E–MYTH: ĐỂ XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
  • HƯỚNG ĐẾN CUỘC ĐỜI TƯƠI ĐẸP
  • HÃY ĐỂ MỌI CHUYỆN ĐƠN GIẢN
  • HAPPIER – HẠNH PHÚC HƠN
  • HÀNH TRÌNH TRÍ TUỆ
  • NGƯỜI DÁM CHO ĐI
  • LÃNH ĐẠO VÀ SỰ TỰ LỪA DỐI
  • SỨC MẠNH CỦA SỰ TỬ TẾ
  • TINH HOA LÃNH ĐẠO
  • TẠO RA THÔNG ĐIỆP KẾT DÍNH
  • CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP CỦA HENRY FORD
  • NÓI THEO PHONG CÁCH OBAMA
  • NHÀ QUẢN LÝ THOÁNG
  • NGƯỜI NAM CHÂM

DVD “HỌC THÀNH CÔNG TỪ NHỮNG BẬC THẦY” trị giá 150.000 VNĐ

dvd hoc thanh cong tu bac thay
Trong DVD Học Thành Công Từ Những Bậc Thầy, bạn sẽ được gặp gỡ rất nhiều bậc thầy về tư duy thành công và làm giàu như Brian Tracy, Denis Waitley, Les Brown, John Assaraf, Mark Victor Hansen, Charlie T. Jones, Greg Reid, Jim Stovall, Chris Widener, Debbie Allen… Họ sẽ nói về những bí quyết đã giúp cho hàng triệu người phát huy tối đa tiềm năng, gặt hái thành công bậc nhất trong lĩnh vực của mình, giúp họ có được và duy trì cuộc sống hạnh phúc, thành công, giàu có, sức khỏe và trí tuệ.

Đăng Ký Tham Dự

location Tp.HCM

Thời gian: 18h – 21h, ngày 12/07/2013
Địa điểm: KS Đệ Nhất, 20 Hoàng Việt, Tân Bình
Phí tham dự: 500.000 VNĐ/người

location Hà Nội

Thời gian: 18h – 21h, ngày 14/07/2013
Địa điểm: KS Kim Liên, 7 Đào Duy Anh, Ba Đình
Phí tham dự: 500.000 VNĐ/người

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

ĐĂNG KÝ TRƯỚC 17:00 ngày 9/7/2013: 50.000 VNĐ/người (*)
ĐĂNG KÝ TỪ 17:01 ngày 9/7 – 23:00 ngày 10/7/2013: 200.000 VNĐ/người

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

10 KỸ NĂNG ĐỂ THÀNH CÔNG


Ngoài trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì 10 kỹ năng sau dường như là những bí quyết quan trọng nhất...
* Năng lực lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo là khả năng khiến người khác làm những gì mà bạn muốn họ làm. Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, mọi người sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu dù cho bạn có ở đó để giám sát việc làm của họ hay không. Nếu bạn là một người lãnh đạo xuất sắc thì họ sẽ thực hiện theo yêu cầu của bạn, cố gắng hết sức để có thể làm thật tốt, họ thích được làm việc cho bạn và luôn cố gắng làm nhiều hơn những gì bạn yêu cầu mà chỉ nhằm làm bạn hài lòng. Còn nếu bạn là một người lãnh đạo biết khích lệ người khác thì đương nhiên họ sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu, cố gắng đóng góp sức mình cho công việc ấy nhiều hơn những gì bạn trông đợi, họ luôn đảm bảo rằng bất cứ những gì họ làm cũng là những gì tốt nhất mà họ có thể cống hiến, không chỉ thế họ còn coi công việc của mình không những là niềm yêu thích mà hơn thế còn là một sự chia sẻ mục tiêu với tư cách của một người đồng nghiệp đối với bạn. Năng lực lãnh đạo còn bao gồm khả năng biết đem lại động lực làm việc cho người khác, khả năng tạo ra điều kiện thuận lợi mỗi khi có sự thay đổi nào đó, khả năng thay đổi hành vi của người khác và khả năng giải quyết những mối bất hòa giữa mọi người.
alt
* Năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là khả năng sắp xếp thời gian, quản lí nhân sự và công việc theo cách mà mọi việc đều diễn ra theo một trình tự tốt nhất, được thực hiện bởi những cá nhân xuất sắc nhất và trong một khung thời gian hiệu quả nhất. Một nhà tổ chức giỏi cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu trong quá trình sản xuất phải luôn ở đúng nơi có nhu cầu, đúng thời điểm cần thiết và luôn đủ về số lượng mà không hề đòi hỏi phải dự trữ quá nhiều.
* Kĩ năng bán hàng: Kĩ năng bán hàng là khả năng bạn khiến người khác muốn mua những ý tưởng, những dịch vụ hay các sản phẩm của bạn. Bạn có làm bất cứ điều gì thì kĩ năng này cũng là cách duy nhất để bạn có thể kiếm tiền. Dù bạn có cho rằng mình là một người bán hàng kém cỏi đến mức nào đi chăng nữa thì khi phải làm một công việc gì đó bạn cũng sẽ cố gắng để bán được ít nhất một mặt hàng. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng buôn bán là phải tính toán gian lận. Nhưng nếu bạn dành ra chút ít thời gian để nghiên cứu về nghệ thuật bán hàng thì bạn sẽ thấy rằng việc buôn bán cũng tương tự như việc đưa ra những lời khuyên như bạn nên bắt đầu một ngày như thế nào, bạn chọn con đường thăng tiến trong công việc ra sao, bạn phải làm gì để ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền và làm thế nào để được lựa chọn vào ban chủ tịch trong câu lạc bộ mà bạn đang sinh hoạt ở bên ngoài. Hãy bắt đầu với cuốn "Bán hàng cho những kẻ ngốc" do Tom Hopkins viết.
alt
* Năng lực quản lý và tìm kiếm thông tin: Năng lực này bao gồm khả năng phát hiện ra đâu là những tin tức, sách báo, băng hình, các chương trình đào tạo hay vô số những nguồn thông tin khác có giá trị nhất, có thể giúp bạn luôn cập nhập trong lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như trong các lĩnh vực khác mà có tác động chặt chẽ nhất tới bạn. Nhưng bên cạnh đó, có những kĩ năng quản lí và tìm kiếm thông tin tốt còn đồng nghĩa với việc có mối quan hệ với các chuyên gia - những người mà có thể giúp đỡ bạn và đồng nghĩa với việc có một quyển sổ ghi chép một cách cụ thể những địa chỉ liên lạc của họ. Kỹ năng này quan trọng đến mức hầu hết các công ty đều có một ban riêng chuyên phụ trách nhiệm vụ này và được quản lí bởi một giám đốc thông tin.
* Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại: Có một thực tế là bạn cần phải biết được và áp dụng tẩt cả những công nghệ hiện đại có liên quan đến ngành kinh doanh nói chung và lĩnh vực của bạn nói riêng. Nếu không có công nghệ thì bạn sẽ chẳng thể nào có những tiến bộ. Ít nhất thì bạn cũng phải có được những kĩ năng sử dụng máy tính cơ bản nhất. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết cách đánh máy (hay biết cách gõ bàn phím theo như cách gọi hiện nay). Nhưng nó lại không chỉ là kĩ năng văn phòng hay kĩ năng của một người thư kí đơn thuần. Chẳng hạn như nếu như bạn là một huấn luyện viên, một người dẫn chương trình hay khi bạn trình bày bất cứ loại bài diễn thuyết nào thì bạn cũng cần phải có những hiểu biết chung và biết cách sử dụng đèn chiếu, máy chiếu, hệ thống âm thanh hình ảnh, các chương trình đào tạo có máy tính trợ giúp và các phương tiện âm thanh có sử dụng đèn chiếu từ máy vi tính.
* Khả năng thuyết phục và thương thuyết: Đây là những năng lực cơ bản để khiến người khác thực hiện theo những gì bạn mong muốn. Những kĩ năng này rất gần với kĩ năng bán hàng và kĩ năng tạo ra động lực làm việc. Chúng thực sự cần thiết đối với tính cách của một người lãnh đạo. Người nào thay mặt cho ông chủ hay các khách hàng của họ sử dụng những kĩ năng này một cách thành công thì hầu như luôn vượt lên trên những người khác.
* Có óc suy xét: Dù cho bạn có gọi đó là một sự suy xét khôn ngoan, một cảm giác thông thường, một lương tri chất phác hay một sự khôn ngoan thường thấy thì đây vẫn là một trong những năng lực có giá trị nhất trong bất cứ nỗ lực cố gắng nào trong hầu hết mọi xã hội. Đó là khả năng đưa ra những sự đánh giá chính xác, những lựa chọn khôn ngoan đặc biệt khi chúng có liên quan đến những người khác. Đó còn là khả năng phát triển những ý kiến đã được thông tin. Nhưng hơn cả thế nó còn bao gồm một trực giác nhạy bén và một kinh nghiệm đã qua kiểm chứng thực tế. Năng lực này bắt đầu với sự phát triển của cái gọi là "những kĩ năng tư duy có phê phán".
* Khả năng quản lí tình hình tài chính: Bạn không cần phải là một thần đồng về toán học nhưng bạn lại cần phải biết về dự thảo ngân sách và lên kế hoạch nếu như bạn đang trong ban quản lí một đơn vị. Lí do của việc này là bởi có thể bạn sẽ có một khoản ngân quỹ dành cho một phòng ban nào đó mà bạn phải quản lí. Tuy nhiên nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo chính trong đơn vị thì bạn nên biết về tầm quan trọng của việc nắm vững những vấn đề tài chính của đơn vị, mà nó bao gồm việc làm tăng vốn, vòng quay tiền mặt, quản lí tài sản, lên kế hoạch về thuế, ngân sách tài chính, đánh giá tiền tệ, liên doanh liên kết và kết quả của chúng, quản lí tín dụng và tác động của những qui định của chính phủ.
alt

* Kĩ năng viết: Hiện nay là thời đại thông tin cho nên mọi người muốn biết được những gì mà bạn đã biết. Họ muốn được tiếp cận với những gì mà bạn biết kể cả khi mà họ không thể tiếp cận với bạn. Vì vậy họ muốn bạn viết ra những điều bạn biết cho họ. Họ muốn bạn viết một cách chính xác và dễ hiểu. Ngược lại bạn muốn người khác biết và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn để họ sẽ tuyển dụng bạn, kí kết hợp đồng với bạn hay mua sản phẩm của bạn. Khi đó bạn cần phải đem tới cho họ những bài viết đầy thuyết phục, mang tính khuyến lệ, tạo được sự tin tưởng và chứa đựng nhiều thông tin để khiến cho họ biết được những gì bạn đã làm, những gì bạn biết và những gì bạn có thể làm.
* Kĩ năng nói: Ít nhất thì bạn cũng phải có khả năng điều hành hay tham dự vào các buổi họp hành. Thậm chí dù cho bạn có là một nhân viên quản lí ở chức vụ bình thường thì bạn cũng phải nói lên được ý kiến của bản thân hay ý kiến của phòng bạn trong các buổi họp. Bạn nên biết lập luận cho mình khi bạn muốn được tăng lương hay nhận được sư ủng hộ về tài chính hay ủng hộ trong một dự án nào đó. Bạn còn nên biết cách là một người phỏng vấn hay người trả lời phỏng vấn xuất sắc. Bạn phải biết cách thuyết trình một cách thuyết phục và hiệu quả để giành lấy một công việc, để đạt được khoản tiền mà bạn mong muốn, để được giao công việc mà bạn yêu thích, để lấy được thông tin cần thiết, để phổ biến những thông tin mà bạn muốn, để khiến những người khác làm việc gì đó và để thuê được những nhân công giỏi. Ít nhất thì bạn cũng phải nói tốt khi nói chuuyện chỉ với một khách hàng để có thể bán được sản phẩm.
 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

BÍ QUYẾT THĂNG TIẾN TRONG SỰ NGHIỆP



Bạn là một nhân viên có năng lực, cần cù, quyết đoán nhưng sau nhiều năm cống hiến sức lực và trí tuệ cho công ty, bạn vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Phòng bạn vừa có người được thăng chức, anh ta không có khả năng làm việc được như bạn, cũng không cần cù chăm chỉ như bạn?

alt
Nói chung là nếu xét theo góc độ khách quan thì bạn sẽ là người được thăng chức trước.
Vậy nên trong đầu bạn luôn thường trực câu hỏi “ Tại sao lại như thế?”
Đã bao giờ bạn bỏ công sức tìm hiểu và đã bao giờ bạn để ý đến cách cư xử của bạn, đến những hành động, thái độ của bạn trong suốt quá trình bạn làm việc, hợp tác cùng với cấp trên và những đồng sự trong phòng?
Hay bạn chỉ nghĩ đơn giản là nếu mình cố gắng, mình chịu khó, mình giỏi giang thì khả năng thăng tiến của mình là dễ dàng?
Mọi việc không hề đơn giản như bạn nghĩ bởi sự cần cù , năng lực của bạn không nhất thiết có quan hệ với nhau.
Trên thực tế, quan hệ giao tiếp và việc được thăng chức không thể tách rời.
Một quan điểm cố hữu của cấp trên là thường bênh vực, ưu đãi những người cấp dưới có thái độ tín phục mình. Dường như đối với những người có địa vị cao thì càng dễ mắc phải điều trên. Bởi không ai muốn đề bạt, cất nhắc một người cấp dưới không hòa hợp với mình làm trợ thủ cho mình. Tuy nhiên, đôi khi việc làm vừa lòng và có quan hệ tốt với cấp trên thường được cho là một dạng nịnh hót, vì thế sẽ kéo theo mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp. Ngoài năng lực của mình nếu bạn có thể dung hòa tốt hai mối quan hệ đó, sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn. Vậy mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp như thế nào đây?

*Mối quan hệ với cấp trên:

Quan hệ tốt với cấp trên, cho dù là việc công hay việc tư thì đều rất có lợi. Về việc công, do trong quan hệ chủ và khách giữa hai bên nên có và thể hiện tình hữu nghị ở một mức độ nhất định, sự hợp tác có sự ăn ý tương đối, sẽ làm giảm rất nhiều những hiểu lầm không đáng có, tăng hiệu quả công việc. Về việc riêng, cấp trên càng hiểu cấp dưới thì càng có cảm giác an toàn, giống như tất cả đều nằm trong sự quản lý của cấp trên, do đó họ có thể tự do điều động. Cấp dưới khi có việc riêng phải xin phép, cấp trên cũng thông cảm và dễ dàng đồng ý. Có được điều này là do cấp dưới hiểu rõ cấp trên và luôn làm cho cấp trên tin tưởng.
altCó nên tranh giành hơn thua với cấp trên không? Theo thiển ý của mình là điều cấm kỵ, nếu mình khăng khăng phản đối ngay. Những va chạm do tính cách hơn là lợi ích chung của tập thể thì cấp dười nên nhẫn nhịn với tinh thần dĩ hoà vi quý. Cho dù người cấp dưới có đúng 100% thì cấp trên vẫn có những lý lẽ riêng của mình.
Thường thì quyền lực như một con dao hai lưỡi. Người biết sử dụng , tức một sếp giỏi, có kỹ năng giao tế và dùng người giỏi sẽ không để xảy ra những va chạm lớn về tính cách. Họ biết cách nói sao để thuyết phục nhân viên. Nếu tranh luận một cách nghiêm túc thì phần thắng mà cấp dưới giành được là 10%, trừ khi có những sự sắp xếp lâu dài và hợp tác với các đồng sự khác để làm rõ sự bất tài, hay sai trái của cấp trên. Bằng không nếu đối đầu trực tiếp thì người chịu thiệt thòi đa phần là cấp dưới. Là một người cấp dưới, hành động và lời nói của chúng ta rõ ràng phải cân nhắc. Nhưng có những trường hợp sai sót của cấp trên dẫn đến thiệt hại đáng kể lợi ích của công ty, của tập thể, ta cần dũng cảm để nói ra, để tìm cơ hội phân tích và giúp cấp trên nhận ra vấn đề
altTính thiên vị của con người có từ khi sinh ra, phần lớn mọi người đều để mặc nó tồn tại và phát triển trong tâm thức của mình. Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, những người có quan hệ tốt với cấp trên, hay còn được gọi là những người tâm phúc, thường dễ dàng được cấp trên đánh giá, nhìn nhận một cách khá thiên vị so với những người cấp dưới khác. Những người cấp dưới dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, nếu thiếu đi sự quan tâm cá nhận tới người khác, thì vô tình đã mang lại một mối quan hệ xây dựng chỉ mang tính chất vì lợi ích bản thân. Ngược lại, nếu có thể tạo dựng tình hữu nghị tốt đẹp với cấp trên và trở thành người trợ thủ đắc lực, cộng sự tín nhiệm thì khi đó việc hợp tác tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều và những lợi ích mà mình đạt được cũng hết sức đáng kể. Bởi đơn giản, cấp trên cũng là con người, cũng thích nhận được sự quan tâm của cấp dưới không đơn thuần là ở việc chung. Cảm giác khi ở nhà được người thân quan tâm, ở công ty được sự yêu mến của nhân viên hay sếp làm cho tâm lý của cả hai bên có cảm giác an toàn nhất định. Và khi có cơ hội đề bạt, đương nhiên cấp trên sẽ chọn người cấp dưới tâm đầu ý hợp với mình trước khi tính đến khả năng thăng cấp cho người làm việc không hợp ý mình.

*Quan hệ với đồng nghiệp. 
altTrong công việc, bạn đôi khi không thể tránh được sự cạnh tranh, xích mích với đồng nghiệp. Nếu gặp phải những đồng nghiệp có thái độ không tốt, luôn ganh tỵ, ghen ghét bạn, trong lòng bạn cũng vì đó mà sinh ra cảm giác chán ghét thì bạn và đồng sự không bao giờ có được tình hữu nghị. Để hóa giải được tình huống này, bạn phải hết sức khéo léo và có một thái độ chân thành, tích cực. Không bao giờ có tư tưởng mình có khả năng, tài giỏi hơn người, coi đồng nghiệp là những người kém cỏi dù bạn có giỏi đến mấy. Nếu bạn muốn mọi việc được tiến hành thuận lợi, bạn nhất thiết phải học cách tôn trọng người khác như thế nào, phải loại bỏ những tư tưởng hẹp hòi, tạo dựng tình hữu nghị ngay cả với những người mà mình không hợp tính cách.
Bạn nên tự hỏi mình nguyên nhân mà bạn không thể hợp tác cùng đồng nghiệp ? Vấn đề do bản thân bạn chưa nỗ lực trong khi tao không khí vui vẻ hòa hợp hay là do phía người ta không chịu hợp tác cùng bạn? Bạn không thể xem nhẹ kỹ xảo sống hòa bình cùng người khác bởi nó chính là mấu chốt cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn và an hoà ở môi trường làm việc.
Chân thành và mở lòng ra, ban sẽ được đồng nghiệp chấp nhận
Sự chân thành quyết định rất nhiều trong nỗ lực tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong công việc với một thái độ chân thành, thành tâm tha thứ cho họ khi họ làm điều gì có lỗi với bạn, quan tâm đến họ cả việc công và việc riêng. Mỗi ngày bạn có 1/3 thời gian ở bên họ. Bạn có thể có được niềm vui hay sự thỏa mãn trong công việc hay không, có yêu nghề và vui vẻ với nghề hay không thì bạn đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn không thể tập trung làm việc được khi tới văn phòng, đồng nghiệp không để ý tới bạn, họ không chủ động nói chuyện với bạn, không tâm sự chia sẻ với bạn về công việc.
alt
Bạn nên gạt bỏ khỏi mình sự đố kỵ, thói ganh đua không tích cực, hòa đồng thân thiện với tất cả đồng nghiệp trong công ty, không nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt cấp trên, không nên có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người kém hơn mình…Lấy thành ý của bạn để thực hiện tất cả những điều đó, bạn sẽ dễ dàng thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ đối với đồng nghiệp.
Quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn đã có 50% sự thành công.
Cấp trên thăng chức cho cấp dưới, ngoài việc xem xét năng lực làm việc và tính hợp tác của bản thân anh ta, còn phải xem xét quan hệ của anh ta với đồng nghiệp như thế nào. Nếu bạn có năng lực, sự cần cù, lòng đam mê công việc, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp đều tốt đẹp thì thành công của bạn là cái mà bạn đã nắm chắc trong tay.
alt
Chúc bạn thành công trong việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ ở nơi làm việc!
Công ty Cổ phần S-WAY Việt Nam là tổ chức đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng phát triển nghề nghiệp, với tâm nguyện giúp mỗi người phát huy được thế mạnh của mình, thành công có thể học được, chỉ cần bạn tư duy tích cực, ham học hỏi, có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu đó. 
S-WAY liên tục tổ chức các sự kiện giao lưu nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng phát triển nghề nghiệp cho cộng đồng; và tổ chức các khóa học Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tư duy tích cực, Kỹ năng bán hàng, Khởi sự doanh nghiệp và quản trị kinh doanh... Mời bạn tham gia sự kiện: Tọa đàm Kỹ năng giao tiếp tại hội trường G3 - Đại học Xây dựng vào 17h30 ngày 16/5/2013, chi tiết tại: http://www.swayvietnam.com/vi/su-kien/139-toa-dam-qky-nang-giao-tiepq-danh-cho-sinh-vien-tai-dh-xay-dung.html
Và đăng ký tham gia các khóa đào tạo của S-WAY, khai giảng hàng tuần, tham khảo thông tin tại: http://www.swayvietnam.com/vi/lich-khai-giang.html
Xin chân thành cảm ơn, chúc bạn luôn trang bị đủ kỹ năng để thành công trong cuộc sống!
Thanks and Best Regards,

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG - Public speaking




Chào các bạn!
Nóichuyện trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng rất tốt để có. Nó có thể giúp ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến nhiều người, và trong một số công việc thì đó là kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta chưa từng nói trướcđám đông, thì cũng thực là khó, phải không các bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹnăng này một tí, đặc biệt là cho các bạn chưa quen việc này.
Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và quên hết ngôn ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là phản ứng tự nhiên thôi. Khi ta sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh và sinh ra đủ loại phản ứng tâm sinh l‎y’, cũng như nhiều người thấy trộm vào nhà thì đơ lưỡi. Chỉ cần luyện tập một thời gian thì quen thôi.
Trước hết, hãy ghi nhớ một vài quy luật căn bản này nhé:

1. Càng quen thì càng dễ nói.

 Nếu mình biết và hiểu đa số khán giả, thì dễ hơn là nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình quen thuộc với chỗ mình nói (hội trường, phòng họp, v.v…) thì càng dễ nói.

2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói. 

Nếu mình đã làm khoảng vài ngàn cái bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới làm chỉ 2 cái trong đời và phần còn lại là chỉ đọc trên Internet 

3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói.

 Nếu căn phòng nóng quá, lạnh quá, ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi thẳng vào mắt mình, thì làm cho công việc mình khó khăn hơn nhiều.

4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công chúng.”


Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé.
Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như vậy thì mới có “đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành lập một Public Speaking Club cũng là việc nên khởi đầu.
• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có sẵn trong đầu thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên nhau mỗi người nói về những việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua.
• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả, nhưng sau một cái bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải tay chân. Nói về vấn đề nào đó đòi hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp, như dạy mọi người làm bánh xèo, hay trìnhbày trận Điện Biên Phủ.
Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói. Các ghi chú này chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc nói mang theo cây bút và dàn bài, nói xong mục nào dùng cây bút đánh dấu mục đó.
• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình bạn chụp. Nếu có máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây thước chỉ và giải thích về các tấm hình cho mọi người.
• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả khoảng mười mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người đều có thể nghe rõ được.
Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều kỹ thuật và nghệ thuật khác, hãy tham gia khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM, để được hướng dẫn, trao đổi và huấn luyện cùng các chuyên gia giao tiếp, thuyết trình hàng đầu Việt Nam!

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

“ Bí Quyết “ Thu hút người nghe khi thuyết trình.



Quần áo, dáng đi, nét mặt, cử chỉ… sẽ gây ấn tượng đầu tiên khi bạn bước vào phòng. Do đó, cách bạn thể hiện khi thuyết trình là điều vô cùng quan trọng. Những chiến lược về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể sau đây sẽ giúp bạn thể hiện mình một cách hiệu quả.·       







     Vị trí cơ thể :

 Đừng đứng ngay trước màn hình và che khuất biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, các công cụ nghe nhìn phục vụ quá trình thuyết trìnhcủa bạn.
Hãy đứng bên cạnh bảng hoặc màn hình, bạn có thể chỉ tay hoặc dùng que chỉ hoặc di chuột để tập trung sự chú ý của khán giả vào những điểm quan trọng.
 Khi nói, hãy hướng vào phía khán giả, đừng nói chuyện với màn hình hoặc sơ đồ trên bảng.
 Đừng giấu mình đằng sau chiếc bục hoặc bàn hay ngồi một nơi mà người nghe không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy bạn.

·         Tư thế :

Hãy đứng thẳng với tư thế chân rộng bằng vai, đầu gối xuôi một cách tự nhiên khi bạn không đi lại trong phòng.
Tư thế đứng này sẽ giúp bạn trông tự tin, thư giãn và có quyền lực.
 Bạn nên tỏ ra thoải mái và không lúng túng, hãy luyện tập vài lần để có được cảm giác đó.

·         Chuyển động
Hãy tỏ ra thật sinh động khi thuyết trình.
Hãy chuyển động một chút, ngay cả khi bạn phải đứng trên bục hoặc bên cạnh chiếc máy chiếu.
Đừng đi lang thang hay làm điều gì kỳ quặc như chạy nhảy, lắc người, đi nhanh hoặc những hành động gây ra sự xao lãng không cần thiết.

·   Cử chỉ

Hãy đưa ra những cử chỉ thật tự nhiên nhưng đừng máy móc quá.
Hãy thận trọng, đừng đưa ra những cử chỉ có thể bị xem là mất lịch sự hoặc gây khó chịu về mặt văn hóa. Chẳng hạn, đối với khán giả người Nhật, dấu hiệu “O.K” mà người Mỹ hay dùng tay ra hiệu lại mang ý nghĩa không tốt.

·         Nét mặt

Hãy dùng nét mặt để thể hiện sự quan tâm, lòng nhiệt tình, sự thấu cảm và sự hiểu biết của bạn.
Những biểu hiện thích hợp sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn đối với người nghe.
Hãy thành thật! Tốt nhất bạn nên tự kiểm tra trước gương trước khi thực hành nét mặt.
Hãy thường xuyên mỉm cười một cách tự nhiên.

·         Giao tiếp qua ánh mắt


Thường xuyên nhìn khán giả sẽ giúp cảm thấy họ không phải người thừa.
Hãy dừng lại vài giây nhìn một người nào đó trước khi đưa ánh mắt đến một người khác.
Nếu thời gian giao tiếp qua ánh mắt kéo dài hơn từ 3-5 giây, người nghe sẽ cảm thấy không thoải mái.
Khi khán giả không nhìn bạn nữa, đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho biết họ không còn lắng nghe bạn.
Trên đây là một vài lời khuyên về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình. Hãy vận dụng chúng ngay trong buổi thuyết trình sắp tới của bạn.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Trắc nghiệm kỹ năng trình bày


Kỹ năng trình bày hoàn toàn có thể rèn luyện được. Vấn đề là bạn phải biết khả năng của mình ở mức nào và cần phải bổ sung thêm những gì.
Bài trắc nghiệm sau (dịch từ website mindtools.com) sẽ giúp bạn:
1. Các hình ảnh trong bài thuyết trình có tương thích với thông điệp bạn muốn truyền tải đến khán giả và giúp bạn trình bày hiệu quả hơn không?
a. Không bao giờ (1 điểm)
b. Hiếm khi (2 điểm)
c. Thỉnh thoảng (3 điểm)
d. Thường xuyên (4 điểm)
e. Luôn luôn (5 điểm)

2. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn có suy nghĩ kỹ những thông điệp sẽ truyền tải đến khán giả?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

3. Trước khi thuyết trình, bạn có làm quen với không gian của khán phòng?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

4. Bạn có lên kế hoạch luyện tập bài thuyết trình nhiều lần cho đến khi trình bày một cách tự nhiên và lưu loát?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

5. Bạn cho rằng khán giả biết rất ít về những gì mình sẽ trình bày nên cố gắng mang đến cho họ những thông tin cần thiết và bổ ích nhất.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

6. Bạn tiếp cận khán giả một cách gián tiếp và truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

7. Lo lắng có khiến bạn trở nên căng thẳng và áp lực hơn khi trình bày?
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

8. Bạn cho rằng ban tổ chức sẽ chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để bài thuyết trình diễn ra theo đúng kế hoạch.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

9. Bạn khuyến khích khán giả đặt câu hỏi và nêu thắc mắc của họ ở phần cuối của bài thuyết trình. 
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

10. Bạn chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể như biểu hiện của cơ mặt và ánh mắt, để tương tác tốt hơn với khán giả.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

11. Bạn có đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những điều mình đang nói?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

12. Thỉnh thoảng bài thuyết trình của bạn kéo dài dự kiến.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

13. Để thuyết phục một khán giả nào đó, bạn sẽ khiến cho họ hình dung ra kết quả trong tương lai nếu họ không thay đổi.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

14. Bạn tập trung vào phần giữa của bài thuyết trình hơn là phần mở đầu và kết luận, bởi vì đó là phần chứa nhiều thông tin mà bạn muốn truyền tải nhất.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

Kết quả trắc nghiệm

14-32 điểm: Bài thuyết trình của bạn thực sự không mấy thu hút và hơi nhàm chán! Bạn cần luyện tập nhiều hơn, học cách giảm bớt sự lo lắng hồi hộp, cách duy trì nguồn năng lượng và tăng độ thuyết phục của bài thuyết trình. Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu

33-51 điểm: Bài thuyết trình của bạn giống như những bài thuyết trình điển hình của hầu hết mọi người. Ấn tượng mà bạn để lại cho khán giả không xấu nhưng cũng không quá ấn tượng. Bài phát biểu của bạn “an toàn” trong các bữa tiệc, buổi họp và trình bày kế hoạch nhưng thông điệp của bạn thực sự không tồn tại và dễ dàng bị quên đi một cách nhanh chóng. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh và sâu sắc hơn trong những bài trình bày tiếp theo, hãy để tôi giúp bạn trong khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu Khóa học được khai giảng hàng tuần!
52-70 điểm: Khán giả rất hứng thú và hài lòng với bài thuyết trình của bạn. Bạn biết cách dành thời gian để thu hút sự chú ý của họ khi bài trình bày đi về phần cuối. Đó là kỹ thuật của một diễn giả chuyên nghiệp! Rất mong có ngày nào đó được cộng tác với bạn với tư cách là một đồng nghiệp.
Bạn đã có số điểm và biết khả năng thuyết trình của mình. Nếu bạn thực sự muốn trở thành  một nhà thuyết trình chuyên nghiệp, cách nhanh nhất là bạn có thể tham gia một khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

SOẠN BÀI THUYẾT TRÌNH : LẬP DÀN Ý


Bạn đã nắm được cách chọn đề tài và xác định thông điệp cốt lõi cho bài thuyết trình. Bài này sẽ trình bày về cách khai triển thông điệp cốt lõi dựa vào một dàn ý. Đây là bước thứ hai trong quy trình sáu bước để soạn một bài thuyết trình hoàn chỉnh.
Rủi thay, lập dàn ý là bước nhiều người bỏ qua. Cái cớ đơn giản nhất họ thường vin vào là thế này: “Không có thì giờ!” Tôi cho đây là ý nghĩ sai lầm cơ bản, bởi vì việc lập dài ý cho bài thuyết trình là rất quan trọng, và thì giờ bạn dành cho việc này có tác động rất lớn đến sự thành công của bài thuyết trình.

Dàný để làm gì?

Dàn ý là bản vẽ cho bài thuyết trình của bạn.

  • Nó làm nổi bật các yếu tố lý lẽ chính, tức là các điểm lý luận triển khai để phục vụ cho thông điệp cốt lõi bạn muốn trình bày.
  • Nó làm nổi bật các yếu tố cấu trúc, chẳng hạn như lời mở, thân bài, kết luận, các câu chuyện, các quan điểm trừu tượng.
  • Nó giúp nối kết các yếu tố ấy và xếp lại thành một trật tự có trước có sau. Điều này còn giúp bạn phân phối thì giờ hợp lý cho các điểm cần nói trong buổi thuyết trình của mình.

Dàn ý tổng quát

Mẫu lập dàn ý cho bài nói theo các yếu tố cấu trúc:

1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết luận

Tương tự, mẫu lập dàn ý theo các yếu tố lý lẽ:

1. Nói cho họ về điều bạn sẽ nói.
2. Nói cho họ.
3. Nói cho họ về điều bạn đã nói.

Kết hợp chúng lại với nhau, bạn có một dàn ý khởi đầu khái quát:

1. Mở bài (Giới thiệu) – Ghi ra đề tài và thông điệp cốt lõi; liệt kê các điểm chính bổ trợ.
2. Thân bài
a. Chứng minh điểm thứ nhất.
b. Chứng minh điểm thứ hai.
c. Chứng minh điểm thứ ba.
3. Kết luận – Ghi lại các điểm chính yếu; tóm lại thông điệp cốt lõi; lời kêu gọi hành động.

Điều đáng ngạc nhiên là mẫu lập dàn ý gồm ba bước đơn giản như trên lại có tác dụng đối với đa số các đề tài thuyết trình. Công thức cơ bản tương tự trên đây, bạn đã biết từ hồi bắt đầu học môn tập làm văn trên ghế nhà trường, và có thể thấy áp dụng rất nhiều và rất rõ trong các sách tiểu thuyết, truyện ngắn, phim ảnh, báo cáo, email và nhiều hình thức truyền thông khác nữa.

Vài“biến tấu” tham khảo về các dàn ý thuyết trình

Dàn ý dựa trên câu chuyện

Tác dụng của các câu chuyện kể thì khỏi phải nói ở đây. Nhiều diễn giả hàng đầu còn nhấn mạnh cho rằng việc kể chuyện là chìa khóa cho các giao tiếp trong kinh doanh.


1. Nói vài ý mở đầu để thu hút tập trung của người nghe, giới thiệu về đề tài và thông điệp cốt lõi.
2. Kể một câu chuyện: Đưa ra một quan điểm.
3. Kể một câu chuyện khác: Đưa ra một quan điểm khác.
4. Kể một câu chuyện khác nữa: Đưa ra một quan điểm khác nữa.
5. Một kết luận đáng nhớ có sức kết nối lại với nhau tất cả ba câu chuyện vừa kể trên để bổ trợ cho thông điệp cốt lõi.

Dàný cho bài thuyết trình ở hội nghị khoa học

Dàn ý bài thuyết trình cho nhiều cuộc hội nghị khoa học cũng mang dáng dấp của phương pháp khoa học:
1. Nêu ra vấn đề đang cần giải pháp
2. Mô tả một giả thuyết để khảo sát một khía cạnh của vấn đề.
3. Mô tả một thí nghiệm được tiến hành để thử nghiệm giả thuyết kia.
  • Chi tiết 1 – biểu đồ
  • Chi tiết 2 – hình ảnh
  • Chi tiết 3 – mô tả
4. Trưng ra dữ liệu đã thu thập và dữ liệu đã qua phân tích sau đó
  • Phân tích dữ liệu 1 – biểu đồ
  • Phân tích dữ liệu 2 – biểu đồ
  • Phân tích dữ liệu 3 – bảng biểu mẫu.
5. Rút ra các kết luận có liên hệ với giả thuyết ban đầu.
6. Đề xuất các hành động trong tương lai.

Dàn ý cho buổi thuyết trình kêu gọi đầu tư kinh doanh

2. Câu chuyện minh họa cho nhu cầu đối với sản phẩm ABC.
3. Câu chuyện mô tả viễn cảnh về việc sản phẩm ABC này sẽ có tác động cải thiện thế nào cuộc sống của nhiều người.
4. Giới thiệu sơ quát về sản phẩm ABC
  • Lợi ích 1 (tập trung vào các ích lợi, không phải vào các tính năng)
  • Lợi ích 2
  • Lợi ích 3
5. Kêu gọi đầu tư ngay bây giờ
  • Câu chuyện minh họa sức mạnh của đội ngũ công ty làm ra sản phẩm ABC
  • Phân tích thị trường.
  • Các kế hoạch tài chính.
6. Lặp lại lời kêu gọi hành động: “Đầu tư…$ sẽ có được lợi nhuận…$”
Lưu ý là các thí dụ cho các trường hợp cụ thể ở trên thích hợp cho bài thuyết trình ngắn từ sáu đến mười phút.

Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu