Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

BÍ QUYẾT THĂNG TIẾN TRONG SỰ NGHIỆP



Bạn là một nhân viên có năng lực, cần cù, quyết đoán nhưng sau nhiều năm cống hiến sức lực và trí tuệ cho công ty, bạn vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Phòng bạn vừa có người được thăng chức, anh ta không có khả năng làm việc được như bạn, cũng không cần cù chăm chỉ như bạn?

alt
Nói chung là nếu xét theo góc độ khách quan thì bạn sẽ là người được thăng chức trước.
Vậy nên trong đầu bạn luôn thường trực câu hỏi “ Tại sao lại như thế?”
Đã bao giờ bạn bỏ công sức tìm hiểu và đã bao giờ bạn để ý đến cách cư xử của bạn, đến những hành động, thái độ của bạn trong suốt quá trình bạn làm việc, hợp tác cùng với cấp trên và những đồng sự trong phòng?
Hay bạn chỉ nghĩ đơn giản là nếu mình cố gắng, mình chịu khó, mình giỏi giang thì khả năng thăng tiến của mình là dễ dàng?
Mọi việc không hề đơn giản như bạn nghĩ bởi sự cần cù , năng lực của bạn không nhất thiết có quan hệ với nhau.
Trên thực tế, quan hệ giao tiếp và việc được thăng chức không thể tách rời.
Một quan điểm cố hữu của cấp trên là thường bênh vực, ưu đãi những người cấp dưới có thái độ tín phục mình. Dường như đối với những người có địa vị cao thì càng dễ mắc phải điều trên. Bởi không ai muốn đề bạt, cất nhắc một người cấp dưới không hòa hợp với mình làm trợ thủ cho mình. Tuy nhiên, đôi khi việc làm vừa lòng và có quan hệ tốt với cấp trên thường được cho là một dạng nịnh hót, vì thế sẽ kéo theo mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp. Ngoài năng lực của mình nếu bạn có thể dung hòa tốt hai mối quan hệ đó, sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn. Vậy mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp như thế nào đây?

*Mối quan hệ với cấp trên:

Quan hệ tốt với cấp trên, cho dù là việc công hay việc tư thì đều rất có lợi. Về việc công, do trong quan hệ chủ và khách giữa hai bên nên có và thể hiện tình hữu nghị ở một mức độ nhất định, sự hợp tác có sự ăn ý tương đối, sẽ làm giảm rất nhiều những hiểu lầm không đáng có, tăng hiệu quả công việc. Về việc riêng, cấp trên càng hiểu cấp dưới thì càng có cảm giác an toàn, giống như tất cả đều nằm trong sự quản lý của cấp trên, do đó họ có thể tự do điều động. Cấp dưới khi có việc riêng phải xin phép, cấp trên cũng thông cảm và dễ dàng đồng ý. Có được điều này là do cấp dưới hiểu rõ cấp trên và luôn làm cho cấp trên tin tưởng.
altCó nên tranh giành hơn thua với cấp trên không? Theo thiển ý của mình là điều cấm kỵ, nếu mình khăng khăng phản đối ngay. Những va chạm do tính cách hơn là lợi ích chung của tập thể thì cấp dười nên nhẫn nhịn với tinh thần dĩ hoà vi quý. Cho dù người cấp dưới có đúng 100% thì cấp trên vẫn có những lý lẽ riêng của mình.
Thường thì quyền lực như một con dao hai lưỡi. Người biết sử dụng , tức một sếp giỏi, có kỹ năng giao tế và dùng người giỏi sẽ không để xảy ra những va chạm lớn về tính cách. Họ biết cách nói sao để thuyết phục nhân viên. Nếu tranh luận một cách nghiêm túc thì phần thắng mà cấp dưới giành được là 10%, trừ khi có những sự sắp xếp lâu dài và hợp tác với các đồng sự khác để làm rõ sự bất tài, hay sai trái của cấp trên. Bằng không nếu đối đầu trực tiếp thì người chịu thiệt thòi đa phần là cấp dưới. Là một người cấp dưới, hành động và lời nói của chúng ta rõ ràng phải cân nhắc. Nhưng có những trường hợp sai sót của cấp trên dẫn đến thiệt hại đáng kể lợi ích của công ty, của tập thể, ta cần dũng cảm để nói ra, để tìm cơ hội phân tích và giúp cấp trên nhận ra vấn đề
altTính thiên vị của con người có từ khi sinh ra, phần lớn mọi người đều để mặc nó tồn tại và phát triển trong tâm thức của mình. Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, những người có quan hệ tốt với cấp trên, hay còn được gọi là những người tâm phúc, thường dễ dàng được cấp trên đánh giá, nhìn nhận một cách khá thiên vị so với những người cấp dưới khác. Những người cấp dưới dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, nếu thiếu đi sự quan tâm cá nhận tới người khác, thì vô tình đã mang lại một mối quan hệ xây dựng chỉ mang tính chất vì lợi ích bản thân. Ngược lại, nếu có thể tạo dựng tình hữu nghị tốt đẹp với cấp trên và trở thành người trợ thủ đắc lực, cộng sự tín nhiệm thì khi đó việc hợp tác tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều và những lợi ích mà mình đạt được cũng hết sức đáng kể. Bởi đơn giản, cấp trên cũng là con người, cũng thích nhận được sự quan tâm của cấp dưới không đơn thuần là ở việc chung. Cảm giác khi ở nhà được người thân quan tâm, ở công ty được sự yêu mến của nhân viên hay sếp làm cho tâm lý của cả hai bên có cảm giác an toàn nhất định. Và khi có cơ hội đề bạt, đương nhiên cấp trên sẽ chọn người cấp dưới tâm đầu ý hợp với mình trước khi tính đến khả năng thăng cấp cho người làm việc không hợp ý mình.

*Quan hệ với đồng nghiệp. 
altTrong công việc, bạn đôi khi không thể tránh được sự cạnh tranh, xích mích với đồng nghiệp. Nếu gặp phải những đồng nghiệp có thái độ không tốt, luôn ganh tỵ, ghen ghét bạn, trong lòng bạn cũng vì đó mà sinh ra cảm giác chán ghét thì bạn và đồng sự không bao giờ có được tình hữu nghị. Để hóa giải được tình huống này, bạn phải hết sức khéo léo và có một thái độ chân thành, tích cực. Không bao giờ có tư tưởng mình có khả năng, tài giỏi hơn người, coi đồng nghiệp là những người kém cỏi dù bạn có giỏi đến mấy. Nếu bạn muốn mọi việc được tiến hành thuận lợi, bạn nhất thiết phải học cách tôn trọng người khác như thế nào, phải loại bỏ những tư tưởng hẹp hòi, tạo dựng tình hữu nghị ngay cả với những người mà mình không hợp tính cách.
Bạn nên tự hỏi mình nguyên nhân mà bạn không thể hợp tác cùng đồng nghiệp ? Vấn đề do bản thân bạn chưa nỗ lực trong khi tao không khí vui vẻ hòa hợp hay là do phía người ta không chịu hợp tác cùng bạn? Bạn không thể xem nhẹ kỹ xảo sống hòa bình cùng người khác bởi nó chính là mấu chốt cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn và an hoà ở môi trường làm việc.
Chân thành và mở lòng ra, ban sẽ được đồng nghiệp chấp nhận
Sự chân thành quyết định rất nhiều trong nỗ lực tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong công việc với một thái độ chân thành, thành tâm tha thứ cho họ khi họ làm điều gì có lỗi với bạn, quan tâm đến họ cả việc công và việc riêng. Mỗi ngày bạn có 1/3 thời gian ở bên họ. Bạn có thể có được niềm vui hay sự thỏa mãn trong công việc hay không, có yêu nghề và vui vẻ với nghề hay không thì bạn đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn không thể tập trung làm việc được khi tới văn phòng, đồng nghiệp không để ý tới bạn, họ không chủ động nói chuyện với bạn, không tâm sự chia sẻ với bạn về công việc.
alt
Bạn nên gạt bỏ khỏi mình sự đố kỵ, thói ganh đua không tích cực, hòa đồng thân thiện với tất cả đồng nghiệp trong công ty, không nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt cấp trên, không nên có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người kém hơn mình…Lấy thành ý của bạn để thực hiện tất cả những điều đó, bạn sẽ dễ dàng thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ đối với đồng nghiệp.
Quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn đã có 50% sự thành công.
Cấp trên thăng chức cho cấp dưới, ngoài việc xem xét năng lực làm việc và tính hợp tác của bản thân anh ta, còn phải xem xét quan hệ của anh ta với đồng nghiệp như thế nào. Nếu bạn có năng lực, sự cần cù, lòng đam mê công việc, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp đều tốt đẹp thì thành công của bạn là cái mà bạn đã nắm chắc trong tay.
alt
Chúc bạn thành công trong việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ ở nơi làm việc!
Công ty Cổ phần S-WAY Việt Nam là tổ chức đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng phát triển nghề nghiệp, với tâm nguyện giúp mỗi người phát huy được thế mạnh của mình, thành công có thể học được, chỉ cần bạn tư duy tích cực, ham học hỏi, có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu đó. 
S-WAY liên tục tổ chức các sự kiện giao lưu nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng phát triển nghề nghiệp cho cộng đồng; và tổ chức các khóa học Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tư duy tích cực, Kỹ năng bán hàng, Khởi sự doanh nghiệp và quản trị kinh doanh... Mời bạn tham gia sự kiện: Tọa đàm Kỹ năng giao tiếp tại hội trường G3 - Đại học Xây dựng vào 17h30 ngày 16/5/2013, chi tiết tại: http://www.swayvietnam.com/vi/su-kien/139-toa-dam-qky-nang-giao-tiepq-danh-cho-sinh-vien-tai-dh-xay-dung.html
Và đăng ký tham gia các khóa đào tạo của S-WAY, khai giảng hàng tuần, tham khảo thông tin tại: http://www.swayvietnam.com/vi/lich-khai-giang.html
Xin chân thành cảm ơn, chúc bạn luôn trang bị đủ kỹ năng để thành công trong cuộc sống!
Thanks and Best Regards,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét