Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

NÓI CHUYỆN CHÍNH XÁC


Chào các bạn !

Nếu bạn có thói quen nói chính xác thì có lẽ là bạn cũng có thói quen nghe chính xác. Người nói không chính xác thì cũng thường nghe không chính xác.Đương nhiên nói và nghe là hai kỹ năng chính của truyền thông (communication). Nếu bạn không truyền thông tốt thì rất khó làm việc, vì người khác nói bạn hiểu sai ý, và khi bạn nói, bạn nói không đúng ý bạn muốn nên người khác không thể hiểu đúng ý bạn.
  • Dĩ nhiên là chính xác đến mức nào cũng tùy theo hoàn cảnh và người đối thoại với mình. Ví dụ: Người hàng xóm hỏi “Đi đâu đó” thì câu trả lời “Dạ, em ra chợ có chút chuyện” coi như đã đủ chính xác. Nhưng nếu đó là câu vợ chồng hỏi nhau thì “có chút chuyện” là chẳng trả lời gì cả. (Sự thật là, khi ông chồng trả lời bà vợ kiểu mù mờ như thế, thường là đã có vấn đề). Cần chính xác hơn một chút, như là “Anh đi mua một lọ aspirin”.
  • Thường thì từ ngữ càng chi tiết và cụ thể thì càng chính xác: “10 giờ sáng mai em đến nhà chị” thì chính xác hơn là “Ngày mai em sẽ đến nhà chị”.
  • Và khi nghe, thì đừng “bình loạn” thêm. Như “Em đi mua dùm anh một phần cơm trưa” thì hãy đi mua cơm, đừng cộng thêm phở và bánh mì. Nếu mình “bình” rằng cơm có nghĩa là “cơm, phở và bánh mì” thì hỏi lại cho chắc ăn, đừng tự động lý giải như thế.
  • Mỗi lần nói chuyện, nên nói về một điểm hay hai điểm mà thôi. Bất kì việc gì mà phải có cả chục điểm để nhớ, thì thường là không tốt. Nếu bạn giỏi truyền thông thì phải biến 10 điểm đó thành tối đa là 3 điều để nói. Như là chia 10 điều đó thành 3 nhóm chính: 3 + 3 + 4 = 10. Nói đến 3 nhóm chính với 3 ‎ ý chính.
  • Đôi khi bạn cần nói một ý nhưng lập đi lập lại vài lần hơi khác nhau một chút, hoặc với nhiều vi dụ minh họa khác nhau, để người nghe hiểu được ‎ bạn rõ ràng. (Như ĐCN có cả nghìn bài trà đàm xoanh quanh 4 khái niệm: “khiêm tốn, thành thật và yêu người, để tĩnh lặng”).
  • Thường thì trong công việc, ngày xưa mỗi khi ngồi họp ban, mỗi người đều cần giấy bút để ghi nhớ sau này. Ngày nay có email, sau mỗi lần họp ban, người trưởng ban nên có một email ghi lại các điểm chính cần nhớ và gửi cho tất cả mọi người. Thế thì rất khó để có người hiểu lầm hoặc quên mất những điểm đã thảo luận.
Nghe và nói/viết chính xác là cốt lõi của truyền thông cho nên chúng ta nên cẩn thận một chút. Nếu cần thì nói chậm lại, lựa từ cho chính xác; và khi nghe thì hỏi lại nếu cần, cho chắc là mình hiểu đúng. 90% vấn đề trong các tổ chức kinh doanh và nhà nước là vấn đề truyền thông. Cho nên đây là vấn đề lớn hơn nhiều người có thể mường tượng. Bạn càng giỏi truyền thông, cơ hội lên quản l‎ý hay lãnh đạo của bạn càng cao. Chúc các bạn một ngày truyền thông tốt. Và nếu các bạn muốn rèn luyện thêm các tuyệt chiêu khác về khoa nói, hãy tham gia khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM, để được hướng dẫn, trao đổi và huấn luyện cùng các chuyên gia giao tiếp, thuyết trình hàng đầu Việt Nam! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét