Ngoài trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì 10 kỹ năng sau dường như là những bí quyết quan trọng nhất...
* Năng lực lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo là khả năng khiến người khác làm những gì mà bạn muốn họ làm. Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, mọi người sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu dù cho bạn có ở đó để giám sát việc làm của họ hay không. Nếu bạn là một người lãnh đạo xuất sắc thì họ sẽ thực hiện theo yêu cầu của bạn, cố gắng hết sức để có thể làm thật tốt, họ thích được làm việc cho bạn và luôn cố gắng làm nhiều hơn những gì bạn yêu cầu mà chỉ nhằm làm bạn hài lòng. Còn nếu bạn là một người lãnh đạo biết khích lệ người khác thì đương nhiên họ sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu, cố gắng đóng góp sức mình cho công việc ấy nhiều hơn những gì bạn trông đợi, họ luôn đảm bảo rằng bất cứ những gì họ làm cũng là những gì tốt nhất mà họ có thể cống hiến, không chỉ thế họ còn coi công việc của mình không những là niềm yêu thích mà hơn thế còn là một sự chia sẻ mục tiêu với tư cách của một người đồng nghiệp đối với bạn. Năng lực lãnh đạo còn bao gồm khả năng biết đem lại động lực làm việc cho người khác, khả năng tạo ra điều kiện thuận lợi mỗi khi có sự thay đổi nào đó, khả năng thay đổi hành vi của người khác và khả năng giải quyết những mối bất hòa giữa mọi người.
* Năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là khả năng sắp xếp thời gian, quản lí nhân sự và công việc theo cách mà mọi việc đều diễn ra theo một trình tự tốt nhất, được thực hiện bởi những cá nhân xuất sắc nhất và trong một khung thời gian hiệu quả nhất. Một nhà tổ chức giỏi cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu trong quá trình sản xuất phải luôn ở đúng nơi có nhu cầu, đúng thời điểm cần thiết và luôn đủ về số lượng mà không hề đòi hỏi phải dự trữ quá nhiều.
* Kĩ năng bán hàng: Kĩ năng bán hàng là khả năng bạn khiến người khác muốn mua những ý tưởng, những dịch vụ hay các sản phẩm của bạn. Bạn có làm bất cứ điều gì thì kĩ năng này cũng là cách duy nhất để bạn có thể kiếm tiền. Dù bạn có cho rằng mình là một người bán hàng kém cỏi đến mức nào đi chăng nữa thì khi phải làm một công việc gì đó bạn cũng sẽ cố gắng để bán được ít nhất một mặt hàng. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng buôn bán là phải tính toán gian lận. Nhưng nếu bạn dành ra chút ít thời gian để nghiên cứu về nghệ thuật bán hàng thì bạn sẽ thấy rằng việc buôn bán cũng tương tự như việc đưa ra những lời khuyên như bạn nên bắt đầu một ngày như thế nào, bạn chọn con đường thăng tiến trong công việc ra sao, bạn phải làm gì để ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền và làm thế nào để được lựa chọn vào ban chủ tịch trong câu lạc bộ mà bạn đang sinh hoạt ở bên ngoài. Hãy bắt đầu với cuốn "Bán hàng cho những kẻ ngốc" do Tom Hopkins viết.
* Năng lực quản lý và tìm kiếm thông tin: Năng lực này bao gồm khả năng phát hiện ra đâu là những tin tức, sách báo, băng hình, các chương trình đào tạo hay vô số những nguồn thông tin khác có giá trị nhất, có thể giúp bạn luôn cập nhập trong lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như trong các lĩnh vực khác mà có tác động chặt chẽ nhất tới bạn. Nhưng bên cạnh đó, có những kĩ năng quản lí và tìm kiếm thông tin tốt còn đồng nghĩa với việc có mối quan hệ với các chuyên gia - những người mà có thể giúp đỡ bạn và đồng nghĩa với việc có một quyển sổ ghi chép một cách cụ thể những địa chỉ liên lạc của họ. Kỹ năng này quan trọng đến mức hầu hết các công ty đều có một ban riêng chuyên phụ trách nhiệm vụ này và được quản lí bởi một giám đốc thông tin.
* Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại: Có một thực tế là bạn cần phải biết được và áp dụng tẩt cả những công nghệ hiện đại có liên quan đến ngành kinh doanh nói chung và lĩnh vực của bạn nói riêng. Nếu không có công nghệ thì bạn sẽ chẳng thể nào có những tiến bộ. Ít nhất thì bạn cũng phải có được những kĩ năng sử dụng máy tính cơ bản nhất. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết cách đánh máy (hay biết cách gõ bàn phím theo như cách gọi hiện nay). Nhưng nó lại không chỉ là kĩ năng văn phòng hay kĩ năng của một người thư kí đơn thuần. Chẳng hạn như nếu như bạn là một huấn luyện viên, một người dẫn chương trình hay khi bạn trình bày bất cứ loại bài diễn thuyết nào thì bạn cũng cần phải có những hiểu biết chung và biết cách sử dụng đèn chiếu, máy chiếu, hệ thống âm thanh hình ảnh, các chương trình đào tạo có máy tính trợ giúp và các phương tiện âm thanh có sử dụng đèn chiếu từ máy vi tính.
* Khả năng thuyết phục và thương thuyết: Đây là những năng lực cơ bản để khiến người khác thực hiện theo những gì bạn mong muốn. Những kĩ năng này rất gần với kĩ năng bán hàng và kĩ năng tạo ra động lực làm việc. Chúng thực sự cần thiết đối với tính cách của một người lãnh đạo. Người nào thay mặt cho ông chủ hay các khách hàng của họ sử dụng những kĩ năng này một cách thành công thì hầu như luôn vượt lên trên những người khác.
* Có óc suy xét: Dù cho bạn có gọi đó là một sự suy xét khôn ngoan, một cảm giác thông thường, một lương tri chất phác hay một sự khôn ngoan thường thấy thì đây vẫn là một trong những năng lực có giá trị nhất trong bất cứ nỗ lực cố gắng nào trong hầu hết mọi xã hội. Đó là khả năng đưa ra những sự đánh giá chính xác, những lựa chọn khôn ngoan đặc biệt khi chúng có liên quan đến những người khác. Đó còn là khả năng phát triển những ý kiến đã được thông tin. Nhưng hơn cả thế nó còn bao gồm một trực giác nhạy bén và một kinh nghiệm đã qua kiểm chứng thực tế. Năng lực này bắt đầu với sự phát triển của cái gọi là "những kĩ năng tư duy có phê phán".
* Khả năng quản lí tình hình tài chính: Bạn không cần phải là một thần đồng về toán học nhưng bạn lại cần phải biết về dự thảo ngân sách và lên kế hoạch nếu như bạn đang trong ban quản lí một đơn vị. Lí do của việc này là bởi có thể bạn sẽ có một khoản ngân quỹ dành cho một phòng ban nào đó mà bạn phải quản lí. Tuy nhiên nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo chính trong đơn vị thì bạn nên biết về tầm quan trọng của việc nắm vững những vấn đề tài chính của đơn vị, mà nó bao gồm việc làm tăng vốn, vòng quay tiền mặt, quản lí tài sản, lên kế hoạch về thuế, ngân sách tài chính, đánh giá tiền tệ, liên doanh liên kết và kết quả của chúng, quản lí tín dụng và tác động của những qui định của chính phủ.
* Kĩ năng viết: Hiện nay là thời đại thông tin cho nên mọi người muốn biết được những gì mà bạn đã biết. Họ muốn được tiếp cận với những gì mà bạn biết kể cả khi mà họ không thể tiếp cận với bạn. Vì vậy họ muốn bạn viết ra những điều bạn biết cho họ. Họ muốn bạn viết một cách chính xác và dễ hiểu. Ngược lại bạn muốn người khác biết và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn để họ sẽ tuyển dụng bạn, kí kết hợp đồng với bạn hay mua sản phẩm của bạn. Khi đó bạn cần phải đem tới cho họ những bài viết đầy thuyết phục, mang tính khuyến lệ, tạo được sự tin tưởng và chứa đựng nhiều thông tin để khiến cho họ biết được những gì bạn đã làm, những gì bạn biết và những gì bạn có thể làm.
* Kĩ năng nói: Ít nhất thì bạn cũng phải có khả năng điều hành hay tham dự vào các buổi họp hành. Thậm chí dù cho bạn có là một nhân viên quản lí ở chức vụ bình thường thì bạn cũng phải nói lên được ý kiến của bản thân hay ý kiến của phòng bạn trong các buổi họp. Bạn nên biết lập luận cho mình khi bạn muốn được tăng lương hay nhận được sư ủng hộ về tài chính hay ủng hộ trong một dự án nào đó. Bạn còn nên biết cách là một người phỏng vấn hay người trả lời phỏng vấn xuất sắc. Bạn phải biết cách thuyết trình một cách thuyết phục và hiệu quả để giành lấy một công việc, để đạt được khoản tiền mà bạn mong muốn, để được giao công việc mà bạn yêu thích, để lấy được thông tin cần thiết, để phổ biến những thông tin mà bạn muốn, để khiến những người khác làm việc gì đó và để thuê được những nhân công giỏi. Ít nhất thì bạn cũng phải nói tốt khi nói chuuyện chỉ với một khách hàng để có thể bán được sản phẩm.
|
" Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công "
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
10 KỸ NĂNG ĐỂ THÀNH CÔNG
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013
BÍ QUYẾT THĂNG TIẾN TRONG SỰ NGHIỆP
Bạn là một nhân viên có năng lực, cần cù, quyết đoán nhưng sau nhiều năm cống hiến sức lực và trí tuệ cho công ty, bạn vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Phòng bạn vừa có người được thăng chức, anh ta không có khả năng làm việc được như bạn, cũng không cần cù chăm chỉ như bạn?
Nói chung là nếu xét theo góc độ khách quan thì bạn sẽ là người được thăng chức trước.
Vậy nên trong đầu bạn luôn thường trực câu hỏi “ Tại sao lại như thế?”
Đã bao giờ bạn bỏ công sức tìm hiểu và đã bao giờ bạn để ý đến cách cư xử của bạn, đến những hành động, thái độ của bạn trong suốt quá trình bạn làm việc, hợp tác cùng với cấp trên và những đồng sự trong phòng?
Hay bạn chỉ nghĩ đơn giản là nếu mình cố gắng, mình chịu khó, mình giỏi giang thì khả năng thăng tiến của mình là dễ dàng?
Mọi việc không hề đơn giản như bạn nghĩ bởi sự cần cù , năng lực của bạn không nhất thiết có quan hệ với nhau.
Trên thực tế, quan hệ giao tiếp và việc được thăng chức không thể tách rời.
Một quan điểm cố hữu của cấp trên là thường bênh vực, ưu đãi những người cấp dưới có thái độ tín phục mình. Dường như đối với những người có địa vị cao thì càng dễ mắc phải điều trên. Bởi không ai muốn đề bạt, cất nhắc một người cấp dưới không hòa hợp với mình làm trợ thủ cho mình. Tuy nhiên, đôi khi việc làm vừa lòng và có quan hệ tốt với cấp trên thường được cho là một dạng nịnh hót, vì thế sẽ kéo theo mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp. Ngoài năng lực của mình nếu bạn có thể dung hòa tốt hai mối quan hệ đó, sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn. Vậy mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp như thế nào đây?
*Mối quan hệ với cấp trên:
Quan hệ tốt với cấp trên, cho dù là việc công hay việc tư thì đều rất có lợi. Về việc công, do trong quan hệ chủ và khách giữa hai bên nên có và thể hiện tình hữu nghị ở một mức độ nhất định, sự hợp tác có sự ăn ý tương đối, sẽ làm giảm rất nhiều những hiểu lầm không đáng có, tăng hiệu quả công việc. Về việc riêng, cấp trên càng hiểu cấp dưới thì càng có cảm giác an toàn, giống như tất cả đều nằm trong sự quản lý của cấp trên, do đó họ có thể tự do điều động. Cấp dưới khi có việc riêng phải xin phép, cấp trên cũng thông cảm và dễ dàng đồng ý. Có được điều này là do cấp dưới hiểu rõ cấp trên và luôn làm cho cấp trên tin tưởng.
Có nên tranh giành hơn thua với cấp trên không? Theo thiển ý của mình là điều cấm kỵ, nếu mình khăng khăng phản đối ngay. Những va chạm do tính cách hơn là lợi ích chung của tập thể thì cấp dười nên nhẫn nhịn với tinh thần dĩ hoà vi quý. Cho dù người cấp dưới có đúng 100% thì cấp trên vẫn có những lý lẽ riêng của mình.
Thường thì quyền lực như một con dao hai lưỡi. Người biết sử dụng , tức một sếp giỏi, có kỹ năng giao tế và dùng người giỏi sẽ không để xảy ra những va chạm lớn về tính cách. Họ biết cách nói sao để thuyết phục nhân viên. Nếu tranh luận một cách nghiêm túc thì phần thắng mà cấp dưới giành được là 10%, trừ khi có những sự sắp xếp lâu dài và hợp tác với các đồng sự khác để làm rõ sự bất tài, hay sai trái của cấp trên. Bằng không nếu đối đầu trực tiếp thì người chịu thiệt thòi đa phần là cấp dưới. Là một người cấp dưới, hành động và lời nói của chúng ta rõ ràng phải cân nhắc. Nhưng có những trường hợp sai sót của cấp trên dẫn đến thiệt hại đáng kể lợi ích của công ty, của tập thể, ta cần dũng cảm để nói ra, để tìm cơ hội phân tích và giúp cấp trên nhận ra vấn đề
Tính thiên vị của con người có từ khi sinh ra, phần lớn mọi người đều để mặc nó tồn tại và phát triển trong tâm thức của mình. Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, những người có quan hệ tốt với cấp trên, hay còn được gọi là những người tâm phúc, thường dễ dàng được cấp trên đánh giá, nhìn nhận một cách khá thiên vị so với những người cấp dưới khác. Những người cấp dưới dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, nếu thiếu đi sự quan tâm cá nhận tới người khác, thì vô tình đã mang lại một mối quan hệ xây dựng chỉ mang tính chất vì lợi ích bản thân. Ngược lại, nếu có thể tạo dựng tình hữu nghị tốt đẹp với cấp trên và trở thành người trợ thủ đắc lực, cộng sự tín nhiệm thì khi đó việc hợp tác tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều và những lợi ích mà mình đạt được cũng hết sức đáng kể. Bởi đơn giản, cấp trên cũng là con người, cũng thích nhận được sự quan tâm của cấp dưới không đơn thuần là ở việc chung. Cảm giác khi ở nhà được người thân quan tâm, ở công ty được sự yêu mến của nhân viên hay sếp làm cho tâm lý của cả hai bên có cảm giác an toàn nhất định. Và khi có cơ hội đề bạt, đương nhiên cấp trên sẽ chọn người cấp dưới tâm đầu ý hợp với mình trước khi tính đến khả năng thăng cấp cho người làm việc không hợp ý mình.
*Quan hệ với đồng nghiệp.
Trong công việc, bạn đôi khi không thể tránh được sự cạnh tranh, xích mích với đồng nghiệp. Nếu gặp phải những đồng nghiệp có thái độ không tốt, luôn ganh tỵ, ghen ghét bạn, trong lòng bạn cũng vì đó mà sinh ra cảm giác chán ghét thì bạn và đồng sự không bao giờ có được tình hữu nghị. Để hóa giải được tình huống này, bạn phải hết sức khéo léo và có một thái độ chân thành, tích cực. Không bao giờ có tư tưởng mình có khả năng, tài giỏi hơn người, coi đồng nghiệp là những người kém cỏi dù bạn có giỏi đến mấy. Nếu bạn muốn mọi việc được tiến hành thuận lợi, bạn nhất thiết phải học cách tôn trọng người khác như thế nào, phải loại bỏ những tư tưởng hẹp hòi, tạo dựng tình hữu nghị ngay cả với những người mà mình không hợp tính cách.
Bạn nên tự hỏi mình nguyên nhân mà bạn không thể hợp tác cùng đồng nghiệp ? Vấn đề do bản thân bạn chưa nỗ lực trong khi tao không khí vui vẻ hòa hợp hay là do phía người ta không chịu hợp tác cùng bạn? Bạn không thể xem nhẹ kỹ xảo sống hòa bình cùng người khác bởi nó chính là mấu chốt cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn và an hoà ở môi trường làm việc.
Chân thành và mở lòng ra, ban sẽ được đồng nghiệp chấp nhận
Sự chân thành quyết định rất nhiều trong nỗ lực tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong công việc với một thái độ chân thành, thành tâm tha thứ cho họ khi họ làm điều gì có lỗi với bạn, quan tâm đến họ cả việc công và việc riêng. Mỗi ngày bạn có 1/3 thời gian ở bên họ. Bạn có thể có được niềm vui hay sự thỏa mãn trong công việc hay không, có yêu nghề và vui vẻ với nghề hay không thì bạn đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn không thể tập trung làm việc được khi tới văn phòng, đồng nghiệp không để ý tới bạn, họ không chủ động nói chuyện với bạn, không tâm sự chia sẻ với bạn về công việc.
Bạn nên gạt bỏ khỏi mình sự đố kỵ, thói ganh đua không tích cực, hòa đồng thân thiện với tất cả đồng nghiệp trong công ty, không nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt cấp trên, không nên có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người kém hơn mình…Lấy thành ý của bạn để thực hiện tất cả những điều đó, bạn sẽ dễ dàng thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ đối với đồng nghiệp.
Quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn đã có 50% sự thành công.
Cấp trên thăng chức cho cấp dưới, ngoài việc xem xét năng lực làm việc và tính hợp tác của bản thân anh ta, còn phải xem xét quan hệ của anh ta với đồng nghiệp như thế nào. Nếu bạn có năng lực, sự cần cù, lòng đam mê công việc, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp đều tốt đẹp thì thành công của bạn là cái mà bạn đã nắm chắc trong tay.
Chúc bạn thành công trong việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ ở nơi làm việc!
Công ty Cổ phần S-WAY Việt Nam là tổ chức đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng phát triển nghề nghiệp, với tâm nguyện giúp mỗi người phát huy được thế mạnh của mình, thành công có thể học được, chỉ cần bạn tư duy tích cực, ham học hỏi, có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu đó.
S-WAY liên tục tổ chức các sự kiện giao lưu nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng phát triển nghề nghiệp cho cộng đồng; và tổ chức các khóa học Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng tư duy tích cực, Kỹ năng bán hàng, Khởi sự doanh nghiệp và quản trị kinh doanh... Mời bạn tham gia sự kiện: Tọa đàm Kỹ năng giao tiếp tại hội trường G3 - Đại học Xây dựng vào 17h30 ngày 16/5/2013, chi tiết tại: http://www.swayvietnam.com/vi/su-kien/139-toa-dam-qky-nang-giao-tiepq-danh-cho-sinh-vien-tai-dh-xay-dung.html
Và đăng ký tham gia các khóa đào tạo của S-WAY, khai giảng hàng tuần, tham khảo thông tin tại: http://www.swayvietnam.com/vi/lich-khai-giang.html
Xin chân thành cảm ơn, chúc bạn luôn trang bị đủ kỹ năng để thành công trong cuộc sống!
Thanks and Best Regards,
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)